LOGO KHÔNG PHẢI LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG

Có bao giờ phòng Marketing của bạn phải dồn 100% sức vào một việc: Đó là thiết kế hoặc thiết kế lại logo cho công ty của mình. Những cuộc họp dai dẳng bàn tới bàn lui về những chỉ tiết nhỏ nhặt nhất, nhằm đưa ra quyết định cuối cùng rằng màu sắc nào mới có thể truyền đạt thông điệp để truyền tải sứ mệnh của công ty ấn tượng nhất, từng phong chữ, từng nét kẻ đến dấu chấm… vân vân và mây mây. Bạn sẽ chẳng bao giờ lấy lại được số thời gian đó của đời mình. Tôi sẽ bật mí một bí mật nho nhỏ: Logo không phải điều gì to tát hay quá quan trọng. Và nó chắc chắn không phải yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu. Nhiều công ty đầu tư thời gian và tiền bạc cho việc thiết kế logo rất mát tay, nhưng vẫn không kiểm soát được quá trình xây dựng nên thương hiệu, đơn giản vì điều đó phụ thuộc cả vào thị trường và xu thế. Mỗi tương tác giữa con người với con người, giữa con người với đồ vật và cảm xúc chi phối – đều tác động lên thương hiệu của bạn. Ta lấy một ví dụ một thiết kế về logo đơn giản đó là quả táo cắn dở. Khi nhìn thấy logo ấy, bạn sẽ nghĩ về hai điều: cảm xúc trải nghiệm & ấn tượng đáng nhớ (có thể tốt hoặc không tốt). Với tôi là chiếc điện thoại ấy rất mượt, các thao tác nhanh và trơn tru hơn bất kỳ chiếc điện thoại nào mà tôi đã từng sử dụng trước đây. Ấn tượng với tôi nhất ở chiếc điện thoại này là nó có một vẻ bề ngoài cực kỳ sang trọng, nó làm cho mọi người không nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu điện thoại nào khác. (nhận dạng thương hiệu)

Đó là việc tạo dựng thương hiệu, bạn sẽ nhận thấy rằng quá trình này không liên quan gì đến hình ảnh quả táo hoặc các chữ cái được tạo hình khéo léo. Nếu miếng táo cắn đở có xuất hiện ở vị trí khác hoặc màu sắc khác thì nhận thức về thương hiệu đó vẫn nguyên vẹn. Ta yêu thích logo vì có thể kiểm soát và trưng bày chúng ra thị trường, nhưng việc tạo dựng thương hiệu trong thời đại phá vỡ thì không đơn giản như vậy. Bài học về logo rút ra từ Apple đó là ta cần tạo dựng một logo mang ý nghĩa rõ ràng, súc tích và không nên gợi những suy nghĩ mang tính động chạm nhạy cảm. Nó cần được thiết kế bởi các nhà thiết kế chứ không phải một nhóm người thậm chí không thể lựa chọn một bộ trang phục phù hợp cùng nhau. Logo cần nhất quán để khách hàng nhớ đến một công ty hoạt động vững mạnh mà họ đang đầu tư tiền bạc và thời gian để được phục vụ. Bạn không thể thiết kế lại một logo mới để khắc phục các vấn đề của công ty, và bạn cũng không nên thử làm điều đó. Thay vì thế, hãy tập trung xây dựng những câu chuyện ẩn sau logo của mình – tạo ra những trải nghiệm tích cực ở hiện tại và những lời khen ngợi về lâu đài để làm hài lòng khách hàng và khiến thị trường của mình cảm thấy thoải mái, xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Quân Trần – Founder Mr.branding                                                   

Categories: Kinh Doanh

Leave A Reply

Your email address will not be published.